Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Nhớ Ngày Ra Khỏi Aicập



“NHỚ NGÀY RA KHỎI AI CẬP!”
Xuất Êdíptô ký 13.3-14.31
PHẦN GIỚI THIỆU. Cuộc sống sẽ ra sao nếu như không có ký ức? Muốn tìm ra quí vị, chỉ cần tìm ai đó với chứng bịnh tâm thần. Đây là căn bịnh rất gớm ghiếc, nó cướp đi ký ức của người ta, thậm chí ký ức của họ về mọi sự đều biến mất, ngay cả ký ức về cách nuốt đồ ăn, và sau cùng là sự chết.
Ký ức đóng một trong những chức năng quan trọng nhất giúp cho chúng ta biết mình thực sự là một con người! Tình trạng không thể nhớ tới quá khứ đang chào mời những hỗn loạn bước vào hiện tại và chỉ ra một tương lai bất định không có ý nghĩa gì cả. Chính vì lý do nầy mà chúng ta tìm thấy nhiều mạng lịnh và truyện tích trong Kinh Thánh bắt đầu bằng: “Hãy nhớ…” “Hãy thuật lại” quá khứ thường là câu mở đầu cho “sự phấn hưng” trong hiện tại với mục tiêu “đổi mới” trong tương lai.
Toàn bộ mục đích của việc nhắc lại “tiệc thánh” trong Hội thánh theo sự dạy của chính Chúa Jêsus là để “NHỚ!” Chúa Jêsus dạy các môn đồ Ngài: “Khi các ngươi ăn bánh uống chén nầy, hãy làm điều nầy để NHỚ ta”. Chúng ta cần phải nhớ những gì Đức Chúa Trời đã làm và chúng ta đã ra từ đâu ... e chúng ta bị cám dỗ mà quay trở lại với lối sống cũ của mình. Người nào không nhớ tới tình trạng nô lệ cho tội lỗi đã bị định cho quay trở lại với lối sống ấy. Mỗi lần Israel quên Ai cập THỰC SỰ giống với điều gì, khi ấy họ rất mong muốn quay trở lại! Vì lý do nầy, Đức Chúa Trời yêu cầu họ phải có một sự cố hàng năm để “tưởng nhớ ngày họ ra khỏi Ai cập!” Họ không được quên hay họ sẽ quay trở lại và không nhìn thấy Đất Hứa!
Thật là quan trọng khi chúng ta nhớ chúng ta xuất thân từ đâu, thể nào Đức Chúa Trời đã giải cứu chúng ta ra khỏi thế gian nầy, hay chúng ta sẽ quay lại với những con đường cũ của mình. Thật là dễ dàng đưa Israel ra khỏi Ai cập hơn là rứt Ai cập ra khỏi Israel!
I. NHỚ NGÀY! (Xuất Êdíptô ký 13.3-22)
A. Tẩy uế (13.3-10)
1. “Hãy kỷ niệm ngày nầy”, là ngày họ ra khỏi Ai cập (13.3a)
a. Nếu họ quên tình trạng nô lệ ghê khiếp là ngần nào, họ sẽ bị cám dỗ muốn quay trở lại với tình trạng ấy khi thời thế quá khó khăn, sự cám dỗ nầy tự nó chứng thực nhiều lần trong những thử thách nơi đồng vắng, họ đã than phiền và muốn quay trở lại khi mọi sự dường khốn khó!
b. Nhớ tới cuộc sống sa đoạ là dường nào và thể nào họ phải mau chóng rời khỏi Ai cập, Đức Chúa Trời đã buộc họ phải ăn bánh không men như một phần thực hành lễ kỷ niệm ngày nầy.
2. Bánh phải không có MEN! Vì hai lý do:
a. Họ phải ra đi cho thật nhanh, vì thế sẽ không có thời gian nhồi bột với men, cảm tạ Đức Chúa Trời!
b. Để tránh những tác dụng suy đồi của Ai cập, là biểu tượng của men ngay trong thời của Chúa Jêsus.
3. Họ bị buộc phải bỏ men đi vì cớ “sữa và mật” – không phải một sự trao đổi xấu trừ phi họ quên nơi mà họ từ đó đi ra!
a. Men nầy không được tìm thấy bất cứ đâu trong xứ Israel suốt 7 ngày lễ.
b. Sự tuân giữ nầy giống như một dấu cho từng thế hệ hầu giúp cho họ nhớ tới những thực tại của tình trạng nô lệ và sự giải cứu chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho họ mà thôi!
4. Toàn bộ mục đích của sự tuân giữ đặc biệt hàng năm nầy là đem về nhà nhu cần phải tẩy uế và không còn mong muốn “những ngày xưa hoàng thị ở Ai cập!” nữa (13.8-10)
MINH HOẠ. Vào ngày 11 tháng 3 năm 1830, một cô gái người Anh đang làm bài tập với gia sư của mình, và bài học ngày ấy phải thực hành với gia đình hoàng tộc. Khi cô gái học tới biểu đồ gia phổ trong sách, cô nhận ra sự thực rất đáng kinh ngạc rằng cô sẽ là người kế vị ngai vàng của nước Anh. Lúc đầu, cô đã bật khóc, rồi sau đó cô nhìn thẳng vào vị gia sư của mình rồi nói: “Tôi sẽ ổn thôi!” Sự thực cô tiểu thư Victoria một ngày kia sẽ trở thành Nữ hoàng đã tác động cô phải sống ở một cấp độ cao hơn. Cô từng khám phá ra tiểu sử của mình, cô bị tác động phải sống trong sáng trong hiện tại và tương lai! – Nguồn vô danh
B. Cái giá phải trả (13.11-16)
1. Là một sự nhắc nhớ rằng sự giải cứu của họ rất đắt giá, họ cần phải hàng năm CHUỘC lấy từng con lừa đầu lòng đực và con trưởng nam rồi dâng từng chiên con đầu lòng cho Đức Chúa Trời.
a. Ý tưởng “chuộc” có nghĩa là “được phóng thích bằng cách trả giá”.
b. Cho nên, muốn giữ lấy con cái của họ, thì phải dâng một thứ gì khác như trả giá thay cho mạng sống của chúng, chính nguyên tắc nầy Đức Chúa Trời đã sử dụng để cứu chúng ta hết thảy khi sai phái Chúa Jêsus làm giá chuộc tội lỗi chúng ta hầu cho chúng ta sẽ được cứu!
c. Thật là thú vị thay, những con lừa có thể được cứu bằng cách hy sinh một con chiên hay dê, vì lừa không được coi là loài thú “thanh sạch”. Chúng là loài ngựa lao động bình thường trong thời đó, nhưng chỉ được xem là xứng đáng đủ để được chuộc giống như một con trai! Tất nhiên, ý tưởng, ấy là Đức Chúa Trời nhơn Đấng Christ chuộc lấy kẻ tốt nhứt và người bình thường!
2. Kinh nghiệm việc trông thấy những con chiên bị giết để chuộc con cái Israel góp phần như một sự nhắc nhớ hữu hiệu giá phải trả cho họ được cứu và cũng là sự nhắc nhớ kinh khủng lắm về điều xảy ra cho kẻ nào chối bỏ huyết chiên con, hãy nhớ những người Ai cập nào bất chấp việc bôi huyết trên nhà cửa của họ – hết thảy họ đều bị mất con trưởng nam bởi thiên sứ sự chết!
a. Đây là toàn bộ mục đích của tiệc thánh và cách sử dụng bánh và nước nho!
b. Chúng cung ứng một sự nhắc nhớ rất hữu hiệu về cái giá phải trả cho sự cứu rỗi chúng ta qua những gì Đấng Christ đã làm!
3. Nghi thức Lễ Vượt Qua vì lẽ đó trở thành một sức mạnh trong cộng đồng Do thái giống như tiệc thánh có trong Hội thánh!
MINH HOẠ. Hãy nhớ câu nói từ các bài học lịch sử của quí vị: “Có nhớ ALAMO không”? Mục đích của lời kêu gọi ấy trong lịch sử chúng ta có nghĩa gì? Đó là tiếng hô kêu gọi những người Mỹ phải nhớ tới giá phải trả cho sự tự do của chúng ta. Ý nói chúng ta phải nhớ rằng sự tự do của chúng ta đến với một cái giá và chúng ta không bao giờ để bị mất đi, vì vậy lời kêu gọi ấy cũng đóng vai trò như một lời cảnh cáo cho kẻ thù nữa; và hãy nhắc cho chúng ta nhớ tới nhu cần là phải luôn luôn tỉnh thức kẻo chúng ta thiếu cảnh giác mà mất tự do! – Nguồn vô danh
C. Những lời hứa (13.17-22)
1. Đức Chúa Trời hứa không để cho họ đối mặt với những cơn thử thách mà họ chưa đủ sức chịu đựng, Ngài dẫn họ đi một con đường dài e họ suy sụp dưới sự đe doạ của chiến tranh thường xuyên quá sớm sủa trên hành trình ra khỏi Ai cập!
a. Tân ước có chính lời hứa nầy. “Ngài sẽ không để cho chúng ta chịu cám dỗ quá sức chịu đựng”.
b. Mỉa mai thay, dân Israel ra khỏi Ai cập “cầm khí giới” (13.18b). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết rõ hơn họ biết và Ngài đã dẫn họ đi theo một con đường khác!
2. Họ cũng được nhắc nhớ phải đem theo hài cốt của Giô-sép cùng đi với họ, gần 400 năm trước Giô-sép đã nói trước ngày giải cứu nầy sẽ đến và ông muốn cùng đi với họ
a. Đây cũng là một sự nhắc cho họ nhớ rằng Đức Chúa Trời đã dự trù cho họ phải ở trong vòng nô lệ một thời gian; sự cứu rỗi luôn luôn ở trong tâm trí của Đức Chúa Trời!
b. Đức Chúa Trời không hề dự trù cho dân sự Ngài phải sống trong tình trạng nô lệ!
3. Đức Chúa Trời cũng chấp nhận hai sự nhắc nhớ tới lời hứa của Ngài để dẫn dắt họ suốt con đường ngang qua đồng vắng đến đất hứa, không những Ngài thích đem họ ra khỏi tình trạng nô lệ, mà Ngài còn quan tâm đến chuyến hành trình trước khi họ đến tại đất hứa! (Ngài vẫn còn làm như thế hôm nay!)
a. Đức Chúa Trời cung ứng một trụ lửa ban đêm (ban ánh sáng trong đêm tối tăm)
b. Đức Chúa Trời cung ứng một trụ mây ban ngày (một sự bao che tránh nắng nóng mặt trời)
c. Trụ mây nầy luôn ở trước mặt họ và không di động trừ phi họ phải cùng đi với nó!
d. Vì thế, họ không ra đi để thử và hình dung phải đến đó bằng cách nào, Đức Chúa Trời sẽ dẫn họ ngang qua đồng vắng, Ngài ở với họ dùng lửa xua tan bóng tối tăm và che chắn họ tránh nắng nóng ban ngày của mặt trời bằng trụ mây kia – làm sao họ bị hư mất cho được!?
4. Đúng là khó hiểu khi tất cả những lời hứa nầy đã được lập qua những thực tại mà Isarel thường nhìn thấy, thế mà họ lại mau quên các lời hứa của Đức Chúa Trời dường bao!
MINH HOẠ. Một người Texas kia rất giàu có, hay mua sắm cho cha mình những món quà đặc biệt vào ngày phụ thân hàng năm. Một năm kia, anh ta học điều khiển loại dù lượn. Năm trước đó, anh ta làm ăn được nhiều thành công. Nhưng năm nay anh ta nghĩ mình phải làm sao cho khá hơn trước, nên mua cho cha mình một con chim hiếm biết nói, nó có thể nói 5 thứ tiếng và hót hay trong khi đứng trên một chân bài hát: “Đoá hồng Texas”. Con chim nhiều tài năng kia làm cho anh ta phải tốn những 10.000USD nhưng anh ta cảm thấy đáng phải tốn! Anh ta hình dung đây sẽ là món quà cho ngày phụ thân và cha anh ta sẽ không bao giờ quên được! Một tuần lễ sau ngày phụ thân, anh ta gặp cha mình rồi nói: “Cha ơi, cha có thích con chim ấy không?” Cha anh ta đáp: “Con chim ấy ngon lắm!” Rõ ràng ông ấy đã quên toàn bộ mục đích của con chim rồi! – Nguồn vô danh
a. Thảm thương thay, Israel cũng thường quên phứt sự hiện diện cùng những lời hứa của Đức Chúa Trời mặc dù họ đang nhìn thấy trụ lửa và trụ mây lúc nào cũng ở với họ hết!
b. Kết quả là SỢ HÃI! Sợ hãi thực sự đã ngấm vào khi triễn vọng bị mất đi!
c. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta nhìn thấy ân điển của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta và nhiều người khác mỗi ngày, thế mà chúng ta cũng dễ dàng than phiền và lằm bằm về sự dẫn dắt và sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta!
5. ĐÂY LÀ LÚC PHẢI NHỚ!
II. NHỚ SỰ GIẢI CỨU (Xuất Êdíptô ký 14.1-31)
A. Hoảng loạn! (14.1-12)
1. Đức Chúa Trời bảo Môise đưa dân Israel đi đến đóng trại đối ngang Biển Đỏ, vì vậy không có một con đường thoát nếu quân Ai cập truy kích ở sau lưng họ!
a. TẠI SAO? Lý do đã được đưa ra ở 14.3, 5: “Dân đó lạc đường bị khốn trong đồng vắng rồi…” “Chúng ta đã làm chi vậy, tha dân Y-sơ-ra-ên đi để khỏi phục dịch ta nữa sao?” Điều nầy trở thành cái bẫy cho quân Ai cập truy kích họ để Đức Chúa Trời tỏ cho dân Isarel thấy quyền phép của Ngài giải cứu họ và tỏ cho quân Ai cập thấy quyền năng của Ngài thắng hơn các tà thần và sự kiêu ngạo của họ.
b. Mục tiêu thực là để cho Đức Chúa Trời tiêu diệt kẻ thù của họ ngay trước mắt họ, loại bỏ hẳn quân Ai cập!
c. Tuy nhiên, trong cơn hoảng loạn của họ, dân Israel không nhìn thấy mục tiêu nầy!
2. Chắc chắn là dân Israel nhìn thấy quân Ai cập đang truy kích họ, trước mặt họ là Biển Đỏ, họ chẳng còn có một lối thoát nào nữa, họ kêu la trong hoảng loạn!
a. Bao nhiêu lần Đức Chúa Trời khiến cho lưng quí vị dựa vào bức tường?
b. Quí vị thấy mình giống dân Israel như thế nào khi kêu la trong sợ hãi và hoảng loạn?
3. Thật là tồi tệ khi dân Israel lại mau quên các bài học của 10 trận dịch!
a. Phải chăng Đức Chúa Trời không tỏ ra cách thức Ngài có thể tấn công kẻ thù mà không làm hại cho tuyển dân của Ngài?
b. CÓ GÌ SAI TRẬT VỚI KÝ ỨC MỚI ĐÂY CỦA HỌ VẬY?
c. Đức Chúa Trời đã ban cho họ MƯỜI lý do đúng đắn tại sao họ không nên hoảng loạn và hãy tin cậy Ngài, và Ai cập có cùng MƯỜI lý do đúng đắn tại sao họ phải sợ hãi!
B. Triễn vọng! (14.13-20)
1. Chương trình của Đức Chúa Trời ở đây rất là thú vị, làm một việc gì đó gây ấn tượng sâu sắc đến nỗi nó sẽ đọng lại đời đời trong ký ức của con người, để chúng ta không bao giờ quên quyền phép và các lời hứa của Đức Chúa Trời, nhơn đó giữ vững được triễn vọng bất cứ giờ phút nào!
a. Đức Chúa Trời đang lập một điểm cho cả Ai cập và Israel. Hãy xem 14.18
b. Israel sẽ kinh nghiệm một sự giải cứu rất ấn tượng và Ai cập sẽ kinh nghiệm một sự mất mát to lớn vì đã thách thức Đức Chúa Trời chơn thật!
2. Đức Chúa Trời luôn luôn có một mục đích trong trí về mọi sự xảy ra cho con cái Ngài!
a. Đối với Israel chương trình nầy có ý loại bỏ mối đe doạ của sự làm phu tù cho người Ai cập một lần nữa trong cuộc đời của họ!
b. Đối với Ai cập, chương trình nầy làm cho họ hiểu rõ Đức Chúa Trời chơn thật là ai!
c. Theo chiều hướng nầy, chương trình là TỐT cho cả hai bên. Israel và Ai cập sẽ đạt tới mức hiểu biết Đức Chúa Trời, và mọi người cũng như thế; mặc dù đối với một số người sẽ là sự chết và nguyền rủa cho đến đời đời trong khi đối với một số người khác sẽ là sự sống đời đời!
d. Thắc mắc, ấy là quí vị sẽ chọn ở về bên nào?
3. Với con mắt của họ chẳng thấy Đức Chúa Trời đâu hết và họ lo sợ về người Ai cập, giống như Phierơ không còn nhìn thấy Chúa Jêsus nữa mà chỉ thấy những làn sóng giông tố nên bắt đầu chìm xuống nước!
4. Thật là thú vị khi thấy ở 14.19-20 rằng Đức Chúa Trời sẽ là hàng rào ngăn trở giữa kẻ thù và dân sự Ngài suốt cả đêm.
a. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời đem lại tối tăm cho phía Ai cập … 14.20a
b. Nhưng sự hiện diện đó đem lại sự sáng cho phía Israel suốt đêm! 14.20b
c. Sự khác biệt chính nầy mỗi bên đều đã kinh nghiệm với cùng một Đức Chúa Trời đang hiện diện hôm nay; đối với người được cứu Đức Chúa Trời là sự sáng, đối với kẻ bị mất, họ chỉ kinh nghiệm sự tối tăm mà thôi!
5. Thật là tệ khi Israel quá mau quên sự giải cứu mới đây ra khỏi Ai cập qua các trận dịch, thể nào họ mau quên công việc của Đức Chúa Trời và vì thế mất đi triễn vọng của họ!
a. Họ nghĩ điều tệ hại từ Đức Chúa Trời thay vì điều tốt nhứt, dù Đức Chúa Trời đã tự minh chứng Ngài là thành tín đối với họ rất nhiều lần!
b. Chúng ta mau nhảy vào những kết luận về Đức Chúa Trời không yêu thương chúng ta khi chúng ta đang ở trong một sự thử thách.
MINH HOẠ. Giống như một thiếu niên kia làm một chiếc thuyền bằng giấy đem ra ao chơi một ngày kia. Thình lình một ngọn gió nhỏ tạt ngang chiếc thuyền và nó trôi giạt khỏi cậu ta, quá tầm với và khả năng cứu chiếc thuyền của cậu ta. Cậu thiếu niên đã làm một việc duy nhứt cậu ta biết để cứu chiếc thuyền ấy, cậu ta kêu cứu từ một người đứng gần đó. Trước sự kinh khủng của cậu ta, cậu ta thấy người kia nhảy tới nhặt lấy mấy hòn đá lớn rồi bắt đầu ném chúng vào chiếc thuyền của cậu ta! Cậu ta suy nghĩ: “Sao người nầy dữ thế đối với một thiếu niên như mình vậy?” Tuy nhiên, trước sự thích thú của cậu ta, cậu ta thấy người kia ném không trúng, mỗi hòn đá ông ta ném qua chiếc thuyền và đụng nó ở mé bên kia, đột nhiên cậu ta nhận ra bức tranh, người kia đã ném có cân nhắc. Những gợn sóng lăn tăn tạo ra bởi những hòn đá được ném đi đẩy chiếc thuyền ngược trở lại vào bờ và hai cánh tay của cậu bé đã có lại nó. Người kia không tìm cách nhận chìm chiếc thuyền của cậu bé, ông ta đang cứu lấy nó! Nó chỉ không hiểu quá trình sự việc vào lúc đầu! Quí vị có kêu la với Đức Chúa Trời xin cứu giúp và cảm thấy mọi sự Ngài đang làm là ném ra những hòn đá? Có lẽ Ngài đang giải cứu quí vị đấy! – Nguồn vô danh
6. Đây là lý do tại sao Đức Chúa Trời ban cho chúng ta LỜI THÀNH VĂN của Ngài – là KINH THÁNH, VÌ VẬY CHÚNG TA đừng quên những việc làm trong quá khứ của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài và VÌ VẬY CHÚNG TA nên giữ lấy triễn vọng đúng đắn!
a. Việc duy nhứt Đức Chúa Trời đang nhắm vào sự hủy diệt ở đây là kẻ thù, chớ không phải dân sự của Ngài!
b. Đối với họ, minh chứng cho điều nầy sẽ là con đường băng qua biển!
c. Cũng chính Đức Chúa Trời đã đem họ RA KHỎI Ai cập, Ngài có khả năng GÌN GIỮ họ an toàn ra khỏi Ai cập!
7. Nếu Israel đừng mau quên, chúng ta cũng mau quên lắm đấy!
C. Quyền phép! (14.21-31)
1. Môise giang tay của ông ra trên biển và suốt cả đêm một ngọn gió mạnh từ Đức Chúa Trời thổi đến và mở ra một con đường khô ngang qua biển để cho họ băng qua!
a. Israel sắp sửa đi đến nơi mà chưa có ai đi trước đó!
b. Ngọn gió nầy đã làm công việc của nó suốt cả đêm, chia biển ra làm hai và rồi làm cho con đường ra khô ráo – Đức Chúa Trời không muốn họ phải lầy lội ở trong bùn!
c. Phải chăng điều nầy khó cho Đức Chúa Trời hơn là các dịch lệ kia? – TẤT NHIÊN LÀ KHÔNG! NHƯNG ISRAEL ĐÃ MAU QUÊN CÁC TRẬN DỊCH RỒI!
2. Đây không phải là sự Đức Chúa Trời bày tỏ đầu tiên quyền phép của Ngài vì ích cho dân sự Ngài và đây cũng không phải là lần sau cùng!
a. Điều nầy cũng rất thực đối với chúng ta!
b. Chúng ta dễ ngã lòng lắm, tuy nhiên Đức Chúa Trời luôn luôn là thành tín và Ngài sẽ tiếp tục thành tín!
3. Bất luận kẻ thù có trình diễn với quyền lực của chúng ấn tượng như thế nào đi nữa, chẳng có quyền nào lớn hơn quyền năng của Đức Chúa Trời!
a. Chúng ta dễ quên quyền năng của Đức Chúa Trời lắm!
b. Hay quyền phép ấy vẫn còn cả thể, chúng ta có thể lấy làm ngạc nhiên nơi các thứ quyền khác và chẳng nhớ tới quyền phép của Đức Chúa Trời!
MINH HOẠ. Như các nhà khoa học vào ngày 5 tháng 3 năm 1979. Sự bùng nổ năng lượng mạnh nhất từng được ghi lại bởi con người đã xảy ra trong ngày nầy. Từ một chỗ nào đó ngoài không gian, một sự bùng nổ bức xạ Gamma đã chạm vào địa cầu. May thay, nó chỉ kéo dài khoảng 1/10 giây. Chính trong 1/10 giây đó, nó tạo ra năng lượng mà mặt trời của chúng ta sẽ tạo ra trong 3.000 năm! Nếu mặt trời của chúng ta phun ra nhiều năng lượng như thế trong 1/10 giây, hành tinh quả đất của chúng ta sẽ bị bốc hơi ngay tức khắc thành hư không! Họ rất đỗi ngạc nhiên vì loại năng lượng nầy có thể phát ra ở đâu đó trong vũ trụ, tuy nhiên khoa học thường thất bại không nhận biết được quyền phép của Đức Chúa Trời còn lớn lao hơn thế nhiều – Nguồn vô danh
4. Israel đã đi bộ qua biển như đi trên đất khô, họ không thể quên sự cố nầy cách dễ dàng được!
a. Và chắc chắn, khi họ đi qua an toàn, quân Ai cập mới nổ lực theo sau nhưng không tôn cao Đức Chúa Trời họ chỉ đi đến mồ mả của họ mà thôi!
b. Đức Chúa Trời đã ném quân Ai cập vào chỗ hỗn độn, thế gian ngày nay cũng hỗn độn như thế!
c. Xe ngựa của họ bị tháo rời ra, bánh xe đều sút ra hết! Giống như thế giới nầy sắp sửa rã nát ra nếu nó cứ tiếp tục không tôn cao Đức Chúa Trời!
d. Sau cùng, chính quân Ai cập đã nhận biết Đức Chúa Trời đang chống nghịch họ, nhưng đã quá trễ; thảm hại làm sao, điều nầy một ngày kia cũng rất thực cho thế gian nầy!
e. Khi người Ai cập ra sức đào thoát và trở lại Ai cập, nước ụp trở lại và hết thảy họ đều bị tiêu diệt, đúng là một bài học hiển nhiên cho Israel về việc cố gắng quay về với Ai cập!
(1. Tuy nhiên, có bao nhiêu Cơ đốc nhân đang ra sức quay lại với đường lối sống cũ của họ sau khi họ đã được cứu, họ cứ tiếp tục sống trong tội lỗi, trở lại với những giá trị và lối sống cũ mà Đức Chúa Trời đã cứu họ ra khỏi đó, họ quay trở lại với những thói tật tội lỗi cũ!
(2.Trở về với Ai cập đầy dẫy với sự chết! Đối với cả Israel và Ai cập!
f. Không có một người sống sót, trừ ra những người đã tin cậy Đức Chúa Trời!
5. Đức Chúa Trời làm cho con người ta nhìn biết quyền phép của Ngài và các kết quả là phước hạnh cho dân Israel! (14.31)
a. Họ hết lòng tôn kính Đức Chúa Trời (sát nghĩa là “kính sợ” ở đây)
b. Họ cũng tôn trọng vị lãnh đạo của Đức Chúa Trời nữa, là Môise. (Ít nhất là trong một phút, cho tới khi về sau họ đã quên công việc của Đức Chúa Trời đã làm cho họ!)
6. Họ được giáo huấn KHÔNG ĐƯỢC QUÊN CÁI NGÀY ĐỨC CHÚA TRỜI ĐEM HỌ RA KHỎI AI CẬP! (13.3)
a. Tại sao, vì những sự nhắc nhớ giúp chúng ta cứ giữ theo đường chạy!
b. Tại sao, vì chúng ta cần phải nhớ tới quá khứ để bước tới tương lai!
c. NGƯỜI NÀO KHÔNG NHỚ QUÁ KHỨ BỊ ĐỊNH CHO PHẢI LẶP LẠI NÓ!
7. Còn quí vị thì sao? CÓ NHỚ NGÀY ĐỨC CHÚA TRỜI CỨU QUÍ VỊ KHÔNG? QUÍ VỊ CÓ TÌM CÁCH QUAY TRỞ LẠI VỚI AI CẬP HAY QUÍ VỊ ĐANG HƯỚNG VỀ ĐẤT HỨA?
a. Hãy ở ngoài Ai cập!
b. Hãy nhớ quay trở lại đó sẽ như thế nào? Quí vị đừng ước ao quay trở lại đó!
PHẦN KẾT LUẬN. Không nhớ quá khứ, chúng ta sẽ chẳng có tương lai gì hết, và hiện tại trở nên vô nghĩa. Toàn bộ ý tưởng về tiệc thánh chỉ nói tới việc nhớ: “HÃY LÀM ĐIỀU NẦY ĐỂ NHỚ ĐẾN TA!” Không những làm việc nầy là nhớ tới sự hy sinh của Đấng Christ và ơn cứu rỗi của chúng ta, mà còn phục hồi lại triễn vọng để chúng ta cứ trụ lại trên đường chạy. Những đắc thắng trong quá khứ cung ứng hy vọng cho tương lai khi chúng ta cần tới nó trong hiện tại! HÃY NHỚ!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét