Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Một Mùa Lễ Vui Mừng Trong Bài Ca



Một mùa lễ vui mừng trong bàCăn đều Hai bêni ca
Luca 1.39-80
1. Quí vị có bao giờ để ý thấy người ta ưa thích các bài hát Giáng sinh như thế nào không? Nhiều năm tháng trôi qua, nhưng chính các bài hát đó đã quay trở lại sau Lễ Cảm Tạ. Đêm Yên Lặng, Hỡi Môn Đồ Trung Tín, Ô Bếtlêhem Ấp Nhỏ, Kìa Thiên Binh Cùng Nhau Trỗi Hát, Bài Ca Máng Cỏ, tất cả những bài hát nầy và còn nhiều bài hát khác nữa từng là những nhắc nhớ vượt thời gian về sự giáng sinh của Chúa chúng ta. Chúng ta lắng nghe chúng suốt kỳ lễ Giáng sinh, trên các đài phát thanh, trong những chiếc thang máy và trên làn sóng của các hệ thống điện thoại. Chúng ta lắng nghe chúng ở các cửa hàng và nhà hàng. Chúng ta cũng hát những bài ấy ở nhà thờ nữa. Tôi thích hát những bài ca ấy, còn quí vị thì sao?
2. Thậm chí những người chưa tin Chúa, những người chưa được sanh lại, những người chưa tuyên xưng đức tin cá nhân nơi Chúa Jêsus dường như rất ưa thích các bài ca ngợi Con Trẻ Christ nầy. Họ ý thức được các cảm xúc của sự bình an, vui mừng và yêu thương đang chan chứa trong linh hồn họ trong vài tuần lễ mỗi năm. Tại sao vậy? Vì trong những bài ca thờ phượng kỳ diệu nầy họ ý thức được một tia sáng nhỏ đang chiếu vào đời sống tối tăm của họ. Câu 79 cho chúng ta biết rằng sự ra đời của Chúa Jêsus sẽ "soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết".
Mới đây, tôi có nghe từ một vị Mục sư, ông có một chiến dịch giảng Tin lành đặc biệt trong suốt mùa lễ Giáng sinh. Ông lấy một số bài hát từ Hội thánh đem đến vài quán rượu ở địa phương. Trước tiên họ xin phép những chủ quán và cho dù có thế nào đi nữa, các bài hát ấy được xướng lên. Sau khi hát vài bài thánh ca Giáng sinh, họ đã phân phát các tờ bướm truyền đạo đơn chuyên về Lễ Giáng sinh. Họ thường nhìn thấy nhiều giọt nước mắt lăn dài trên những chiếc gò má cô đơn, khắc khổ… ánh sáng đang soi vào những kẻ đang ngồi trong bóng tối tăm.
3. Tôi thích những bài hát xưa về Lễ Giáng Sinh. Mặc dù hầu hết các bài ca ấy đã được viết ra từ những thế kỷ 17, 18 và 19, chúng vẫn còn mang sứ điệp đầy quyền năng về sự hoá thân thành nhục thể, "sự mặc lấy xác thịt" của Con Đức Chúa Trời. Các bài hát ấy thật là diệu kỳ, chúng ta cần một số bài hát mới để kỹ niệm sự giáng trần của Chúa. Những bài ca Giáng Sinh mới đây đã nhập tâm là bài “I Saw Mommy Kissing Santa Claus” (Tôi thấy mẹ ôm hôn Ông Già Nôên) và “Grandma Got Run Over by a Reindeer” (Bà đánh xe tuần lộc). Mới đây tôi có nghe những bài hát Giáng sinh do bầy sóc, bầy heo và mấy con chó sủa tấu lên. Quí vị có thể viết giai điệu cho một bài ca Giáng sinh mới. Ai biết viết nào? Có lẽ một bài ca do quí vị viết sẽ được hát lên 200 năm sau, tính từ bây giờ.
4. Đối với chúng ta là những người tin Chúa, ca hát về Chúa Jêsus không phải chỉ cho kỳ lễ Giáng Sinh. Đức Thánh Linh đặt một bài ca trong tấm lòng chúng ta 365 ngày một năm. Êphêsô 5.18-20 cho chúng ta biết phải "dẫy Đức Thánh Linh. Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa. Hãy thường thường nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta". Chúng ta luôn luôn có một lý do để ca hát.
5. Dân sự của Đức Chúa Trời luôn luôn ca hát cho Ngài. Trong Phục truyền luật lệ ký 32, chúng ta đọc một bài ca từ MÔISE ngợi khen Đức GIÊHÔVA và nhắc cho dân sự nhớ đừng lạc sai xa cách Ngài. Vua DAVID đã viết ra nhiều bài hát ngợi khen Chúa.
6. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy có hai bài ca tràn đầy sự vui mừng được cảm thúc bởi Đức Thánh Linh đang ca tụng sự giáng trần của Chúa. Bài ca thứ nhứt là từ Mary, mẹ của Chúa Jêsus. Bài ca nầy được gọi là Bài Ca Tụng và đã được hát lên, được học hỏi từ những ngày đầu sớm sủa nhất của kỹ nguyên Hội thánh. Bài ca thứ hai là từ Xachari, cha của Giăng Báptít khi ông nói tiên tri rất chi tiết đáng kinh ngạc về chức vụ của Chúa Jêsus. Bài ca nầy được gọi là Bài Ca Tụng của Xachari trong bản Kinh Thánh tiếng Việt. Bài ca của Mary rất giống với bài ca của Anne, bài ca của một người mẹ luôn trông đợi. Mặt khác, bài ca của Xachari thì giống như các tác phẩm tiên tri của Cựu Ước. Chúng ta hãy xem xét cả hai bài ca nầy.
I. Bài ca mừng rỡ của Mary (các câu 39-56).
A. Nội dung bài ca của Mary (các câu 39-45).
1. Trong các câu 26-38, chúng ta tiếp thu các chi tiết thể nào thiên sứ "Gápriên" được "Đức Chúa Trời sai đến" thành Nazarét để phán với Mary, một thiếu nữ "đã hứa gả" hay đã đính hôn với một thợ mộc có tên là Giôsép.
2. Mary được truyền cho biết nàng "được ơn" và "được phước… giữa vòng những người đờn bà" vì không bao lâu nữa nàng sẽ hạ sanh một Con Trai… Con của Đức Chúa Trời, là Đấng Mêsi. Mary phản kháng cho rằng nàng chưa hề "biết" một người nam nào, nàng còn là gái đồng trinh. Thiên sứ khi ấy mới giải thích rằng con trẻ sẽ không phải là dòng dõi của một người nam nào, mà là do Đức Thánh Linh và nàng sẽ mang thai "Đấng Thánh… Con Đức Chúa Trời".
3. Nàng cũng được cho biết rằng "người bà con" của nàng, Êlisabết đương lúc “tuổi già” son sẻ, đã có mang trong sáu tháng rồi. Thiên sứ nói thêm, tôi nghĩ với một nụ cười: "Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được".
4. Trong sự hạ mình vâng phục, Mary tiếp nhận lời rao báo của thiên sứ. Nàng nói: "Xin sự ấy xảy ra cho tôi như lời người truyền".
5. Trong câu 39, chúng ta thấy thể nào Mary đã "chờ dậy…lật đật" rồi đi đến nhà của Êlisabết trong “miền núi” xứ Giuđê. Dường như nàng chẳng báo cho Giôsép biết, nhưng đã ra đi rồi ở lại với người bà con của mình trong "ba tháng" (câu 56). Cả hai người đờn bà đang mang thai ở dưới các hoàn cảnh thật lạ lùng. Nơi Êlisabết, nàng thấy chỉ có một người ở trên đất hiểu cho nàng mà thôi.
6. Mary bước vào nhà rồi "chào Êlisabết" có lẽ với một cái ôm thật chặt. Sau cái chào ấy "con nhỏ trong lòng liền nhảy nhót". Thật là bình thường cho các em bé ở trong lòng cử động nhiều trong tháng thứ sáu. Đây là một việc rất có ý nghĩa, rất phi thường. Cái nhảy nhót ấy giống như Giăng Báptít đã hoan nghênh Chúa Jêsus lần đầu tiên vậy. Ba mươi năm sau, khi ông tiếp Ngài một lần nữa, ông đã nói: "Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!" (Giăng 1.29).
7. Ở điểm nầy, Êlisabết đã được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" bèn "cất tiếng kêu". Đức Chúa Trời đã ban cho Êlisabết một lời nói đặc biệt dành cho Mary.
8. Bà nói: "Ngươi có phước trong đám đờn bà". Từ khi có lời hứa của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký 3.15, những người nữ tin kính trong dân Israel đã hy vọng mình sẽ trở thành mẹ của Đấng Mêsi, Cứu Chúa của thế gian. Đức Chúa Trời đã chọn cô thiếu nữ khiêm nhường nầy từ một ấp nhỏ trong hàng triệu phụ nữ Hêbơrơ cho vai trò đặc biệt nầy.
9. Êlisabết cũng nói: "thai trong lòng ngươi cũng được phước". Không cứ cách nào đó, qua lời lẽ tiên tri nầy, bà biết rõ Mary đang mang thai Đấng Mêsi.
10. Bà tiếp tục hỏi, như đã biết rõ mọi chuyện: "Nhơn đâu ta được sự vẻ vang nầy, là mẹ Chúa ta đến thăm ta?" Hãy chú ý không có một chút ghen tỵ nào hết. Mặc dù đây là một sự lạ lùng cho bà khi mang thai một đứa con trong lúc “tuổi già”, bà biết rõ Mary còn có phước hơn.
11. Trái tim của Mary thể nào đã đập thình thịch khi Êlisabết mô tả đứa con trong lòng bà đã "nhảy nhót vì vui mừng". Êlisabết tiếp tục chúc phước thêm nữa cho Mary vì bà “tin" vào lời hứa của Chúa… không giống như Xachari….
B. Sứ điệp trong bài ca của Mary (các câu 46-55).
Khi chúng ta xem xét bài ca của Mary, Bài Ca Tụng, ba lẽ thật được thấy rất rõ ràng. Thứ nhất, Mary cũng đã được "đầy dẫy Đức Thánh Linh". Mấy lời nầy đến từ Đức Chúa Trời. Thứ hai, Mary biết nhiều về Kinh Cựu Ước, đặc biệt Sáng thế ký, Thi thiên và các sách tiên tri. Bài ca chứa đầy những dẫn chứng. Thứ ba, Mary biết nhiều về bổn tánh của Đức Chúa Trời.
1. Mary biết rõ Đức Chúa Trời là Cứu Chúa kỳ diệu của chúng ta (các câu 46-48).
a. Thứ nhứt, nàng nói "linh hồn tôi ngợi khen Chúa". Từ ngữ "ngợi khen" thường có nghĩa là "tán dương, ca tụng hay tuyên bố sự cao trọng của". Tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản của từ ngữ là "mở rộng, làm tăng lên" một tấm gương ngợi khen. Chúng ta càng đến gần Chúa thì Ngài càng rộng lớn thêm. Mary cảm thấy gần gũi Đức Chúa Trời đến nỗi khi nàng thờ phượng, Ngài được tôn cao trong ánh mắt của nàng. Cũng một thể ấy, sự thờ phượng cũng có cùng ý nghĩa như thế cho chúng ta!
b. "Tâm thần tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa tôi". Trước khi nói ra lời công bố phước hạnh nầy, qua đức tin nàng đã biết rõ Đức Chúa Trời là "Cứu Chúa" duy nhứt của nàng. Giờ đây nàng đã hiểu còn nhiều hơn thế nữa. Đức Chúa Trời sẽ ngự đến trong xác thịt, qua xác thịt của nàng để làm "Cứu Chúa" của thế gian (đối chiếu Thi thiên 34).
c. Nàng cũng đưa ra lý do cho thái độ biết ơn của nàng. Đức Chúa Trời đã "đoái đến" hay đã chọn nàng, một con người "hèn hạ" từ một ấp nhỏ chẳng có gì vinh dự lắm. Chúng ta đáng phải ngợi khen Đức Chúa Trời dường bao theo Êphêsô 1.4, Đức Chúa Trời "đã chọn chúng ta trước khi sáng thế".
d. Mary cũng biết rằng từ đó trở đi: "muôn đời sẽ khen tôi là có phước". Không một người nào dám quên nàng. Giờ đây, chúng ta biết Mary là một thiếu nữ kỳ diệu "được phước" bởi Đức Chúa Trời trong một vai trò đặc biệt; tuy nhiên, chúng ta không hề, không bao giờ, không bao giờ được dạy phải thờ phượng nàng. Mary là một con người giống như chúng ta. Phân đoạn Kinh Thánh nầy nói rõ ràng nàng là một người thờ phượng, chớ không phải một đối tượng của sự thờ phượng!
2. Mary biết rõ Đức Chúa Trời là nguồn sức lực của chúng ta (các câu 49-50).
a. Mary nói Đức Chúa Trời là "Toàn Năng" hay Đức Chúa Trời có sức mạnh lớn lao. Sức lực của Đức Chúa Trời vốn rất rõ ràng đối với nàng. Nàng hoàn toàn bị phủ lút vì Ngài đã "làm các việc lớn" trong đời sống nàng. Có lẽ nàng đã nghĩ tới lời lẽ của thiên sứ trong câu 37: "Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được".
b. Nàng nói: "Danh Ngài là thánh". Nàng vốn biết rõ điều nầy từ trước, nhưng mới thực sự biết rõ ngay lúc bây giờ. Một ngày kia tất cả mọi người sẽ nói như thế về Con của nàng (Philíp 2.9-11).
c. Nàng nói Ngài đã "thương xót kẻ kính sợ Ngài". Điều nầy được rút ra từ Thi thiên 103.17. "Kính sợ" không thực sự có nghĩa là "buộc phải sợ" đâu, mà đúng hơn, là tôn vinh Ngài bằng sự vâng phục và thờ lạy.
3. Mary biết rõ Đức Chúa Trời là Quan Án Công Bình của chúng ta (các câu 51-53).
a. Khi chúng ta đọc mấy câu nầy, thì thấy rõ ràng trong tâm trí của Mary, sự Đức Chúa Trời chọn lựa hai người khiêm nhường giống như nàng và Êlisabết chỉ ra một nguyên tắc có tính cách mạng trong đó Đức Chúa Trời sẽ làm mới lại mọi sự qua Đấng Mêsi hầu đến.
b. Những gì con người xem là quan trọng, Đức Chúa Trời đã "tan rãi", "đánh hạ" và "vứt đi". Những gì con người xem là vô nghĩa, Đức Chúa Trời đã "tôn cao" và "làm cho đầy dẫy". Chúng ta nhìn thấy một nguyên tắc tương tự trong I Côrinhtô 1.26-31.
4. Mary biết rõ Đức Chúa Trời là Cha thành tín của chúng ta (các câu 54-55).
a. Đây là dòng cuối cùng của bài ca, phần "Amen" cho lời cầu nguyện của nàng. Nàng đã hướng tới đàng trước nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời sẽ thực thi trong vai trò Đấng Quan Án Công Bình và giờ đây nàng dựa theo mọi điều Ngài đã làm…Ngài là một Đức Chúa Cha thành tín.
b. Đức Chúa Trời rất thành thực với mọi lời hứa của Ngài. Ngài đã "vùa giúp Israel, tôi tớ Ngài". Ngài nhớ lại giao ước thương xót của Ngài mà Ngài đã "phán cùng tổ phụ chúng ta". Ngài nhớ lại giao ước mà Ngài đã ban ra cho "Ápraham cùng con cháu người luôn luôn". Đức Chúa Trời chưa bao giờ bất tín trong quá khứ và sẽ không hề bất tín trong tương lai.
C. Phần kết luận bài ca của Mary (câu 56).
Mary đã ở lại với Êlisabết "chừng ba tháng". Họ đã có một cuộc đối đáp thật là kỳ diệu. Dường như nàng đã ở lại cho tới ngay trước khi Giăng Báptít ra đời và sau đó "đã trở về nhà mình". Rõ ràng, khi con trẻ ra đời sẽ có một dòng người đến viếng thăm và rõ ràng là Mary đang có mang trong ba tháng. Còn bây giờ, là lúc phải nói cho Giôsép biết rồi.
II. Bài ca vui mừng của Xachari (các câu 57-80).
A. Nội dung bài ca của Xachari (các câu 57-67).
1. Trong các câu 5-25, chúng ta học biết rằng thiên sứ Gápriên cũng đến công bố sự ra đời của Giăng Báptít, không phải cho mẹ, mà là cho cha của Giăng, là Xachari, ông là một thầy tế lễ, phục sự trong đền thờ tại thành Jerusalem.
2. Thầy tế lễ đã phục sự tùy theo thời vụ, thường sinh sống đâu đó gần thành Jerusalem trong "miền núi" xứ Giuđê và trong xứ Giêricô. Lời tuyên bố đã đến khi Xachari đang "phục sự" trong đền thờ và đến phiên người "xông hương". Khi ông đang xông hương, ông nhìn thấy Gápriên đang đứng cạnh bàn thờ.
3. Gápriên nói cho ông biết rằng vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai, mặc dù họ cả hai đều "cao tuổi". Con trai nầy sẽ nên "tôn trọng trước mặt Chúa" và sẽ được "đầy dẫy Đức Thánh Linh khi còn ở trong lòng mẹ”. Giăng cũng sẽ có một lời thề giống như lời thề của một người Naxirê.
4. Con trai nầy sẽ "đi trước mặt" Đấng Mêsi "bằng tâm thần và quyền phép của Êli… đặng sửa soạn cho Chúa một dân sẵn lòng".
5. Trong câu 18, chúng ta thấy Xachari đã thắc mắc điều nầy về phần xác rất khó có thể xảy ra được. Vì cớ ông thiếu đức tin, Gápriên phán rằng ông sẽ bị "câm", không thể nói được "cho đến ngày nào các điều ấy xảy ra".
6. Sau khi Mary ở lại với họ trong ba tháng rồi mới trở về nhà, khi Êlisabết "đến ngày mãn nguyệt" bà đã hạ sanh một con trai. Hết thảy "xóm riềng bà con… chia vui cùng người". Đến lúc phải trình làng đứa trẻ, họ không thể nói chi khác hơn được mà chỉ nói rằng "Chúa tỏ ra sự thương xót cả thể cho bà". Êlisabết không còn son sẻ nữa; sự xấu hổ của bà đã không còn có nữa!
7. Đến "ngày thứ tám" theo luật pháp Do thái, họ phải trình đứa trẻ ra để chịu phép cắt bì. Trong suốt nghi thức nầy, một cái tên chính thức phải được đặt cho đứa trẻ. Bạn bè và người thân đã dạn dĩ đề nghị đứa trẻ phải đặt "tên là Xachari, theo tên của cha". Tuy nhiên, người mẹ khẳng định tên đứa trẻ phải đặt là "Giăng" (sự ban cho của Đức Chúa Trời; Đức GIÊHÔVA rất giàu ơn).
8. Xóm riềng thấy khó hiểu vì chẳng có ai trong "bà con" của Êlisabết "có tên đó". Vì vậy, họ "ra dấu" cho Xachari. Họ chờ đợi nơi ông. Há chẳng buồn cười sao khi thấy lối xóm dính dáng vào các vụ việc của gia đình không phải là việc của họ? Chuyện nầy ngày nay vẫn còn xảy ra!
9. Với một tấm "bảng nhỏ", một mãnh giấy bôi sáp đặt trên một tấm bảng, Xachari đã viết "Giăng là tên nó". Ông không viết: "Chúng tôi đã quyết định tên nó là Giăng" hay "Giăng là một cái tên tốt". Ông nói: "Giăng LÀ tên nó". Cái tên ấy đã được định sẵn rồi. Ông đã làm theo ý chỉ của Đức GIÊHÔVA mà không hề thắc mắc.
10. Ngay sau khi điều nầy đã được định liệu xong thì "miệng người mở ra, lưỡi được thong thả". Lần đầu tiên trong chín tháng, ông đã nói được và lời lẽ thốt ra từ miệng ông là "ngợi khen Đức Chúa Trời".
11. Đây là cuộc trao đổi của cộng đồng. Ai nấy đều lấy làm lạ và thắc mắc: "Ấy vậy, con trẻ đó sẽ ra thể nào?"
B. Sứ điệp trong bài ca của Xachari (các câu 68-79).
Khi sau cùng Xachari nói được, đây là lời lẽ đầu tiên đã thốt ra từ miệng ông. Giống như Êlisabết và Mary trước đó, ông đã được "đầy dẫy Đức Thánh Linh". Trong chín tháng, ông đã nín lặng xem xét công việc của Chúa. Với mọi đặc ân của một tiên tri trong Cựu Ước, Bài Ca Tụng của ông nói tới ơn thương xót của Đức GIÊHÔVA, giống như cái tên của "Giăng" vậy.
1. Xachari biết rõ Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chuộc đầy lòng thương xót của chúng ta (các câu 68-70).
a. Xachari "ngợi khen" GIÊHÔVA Đức Chúa Trời vì trong Đấng Mêsi Ngài đã "thăm viếng" (ở cùng chúng ta "Emmanuên”) và "chuộc" chúng ta. Mặc dù ông rất cảm động về sự ra đời của con trai mình là Giăng. Ở đây chúng ta thấy ông rất mừng rỡ về sự đến của Đấng Mêsi không bao lâu nữa.
b. Đức Chúa Trời cũng "dấy lên một sừng cứu rỗi". Có hai ý nghĩa ở đây. Thứ nhứt, sừng là biểu tượng cho sức mạnh của một con thú. Thứ hai, trong Cựu Ước nắm lấy cái sừng nơi bàn thờ là một lời thỉnh cầu ơn thương xót và sự tha thứ. Cũng hãy chú ý rằng "ơn cứu rỗi" nầy sẽ đến qua "nhà David tôi tớ Ngài" (đối chiếu II Samuên 7.12-13). Giăng không thuộc về nhà David, chỉ có Chúa Jêsus mà thôi.
c. Đức GIÊHÔVA phán điều nầy qua môi miệng "các thánh tiên tri".
2. Xachari biết rõ Đức Chúa Trời là Đấng cứu tinh đầy lòng thương xót của chúng ta (các câu 71-75).
a. “Các thánh tiên tri” đã nói gì? Có hơn 400 tham khảo về Đấng Mêsi trong Cựu Ước. Họ đã nói ra sự thật là dân sự của Đức Chúa Trời sẽ được "cứu khỏi kẻ thù [của họ]". Điều nầy không nói tới Rôma, mà nói tới quyền lực của ác giả.
b. Đức Chúa Trời sẽ với "lòng thương xót…nhớ lại giao ước thánh của Ngài", "lời thề" mà Ngài đã thề với Ápraham. Lời thề đó đặc biệt ở trong Sáng thế ký 12.3: "Hết thảy các chi tộc trong thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước".
c. Dù qua sự cứu rỗi, chúng ta đã được "cứu" khỏi quyền lực và án phạt của tội lỗi, sự ứng nghiệm trọn vẹn là khi Đấng Christ dựng lên Nước của Ngài và chúng ta sẽ "lấy sự thánh khiết và công bình mà hầu việc Ngài, trọn đời không sợ hãi chi hết".
3. Xachari biết rõ Đức Chúa Trời là Đấng Tiếp Trợ đầy lòng thương xót của chúng ta (các câu 76-79).
a. “Con trẻ” của Xachari sẽ được gọi là "tiên tri của Đấng Rất Cao". Không giống như các tiên tri trong Cựu Ước, họ đã loan báo trước sự đến của Đấng Mêsi, Giăng sẽ giới thiệu Ngài theo cách riêng! (Giăng 1.29).
b. Giăng sẽ "đi trước mặt Chúa" và "dọn đường Ngài" ("ban bằng đường Ngài") và "để cho dân Ngài bởi sự tha tội mà biết sự rỗi" ("Ăn năn vì Nước Đức Chúa Trời đã đến gần").
c. Đức Chúa Cha "động lòng thương xót" mà "thăm viếng chúng tôi" với "mặt trời mọc lên từ nơi cao". Đó là mọi điều Lễ Giáng Sinh đã nói tới! “Ơn thương xót” của Đức Chúa Trời đã đến với chúng ta trong chiếc máng cỏ!
d. "Mặt trời" là tước hiệu đẹp đẽ dành cho Chúa Jêsus. Tước hiệu nầy được dùng duy nhứt ở đây. Nó có nghĩa là "bình minh, sự mọc lên của mặt trời".
Cựu Ước ám chỉ đến tước hiệu nầy ở Êsai 60.1-2: "Hãy dấy lên, và sáng lòe ra! Vì sự sáng ngươi đã đến, và vinh quang Đức GIÊHÔVA đã mọc lên trên ngươi. Nầy, sự tối tăm vây phủ đất, sự u-ám bao bọc các dân; song Đức GIÊHÔVA dấy lên trên ngươi, vinh quang Ngài tỏ rạng trên ngươi". Malachi 4.2 chép: "Nhưng về phần các ngươi là kẻ kính sợ danh ta, thì mặt trời công bình sẽ mọc lên cho, trong cánh nó có sự chữa bịnh". Quí vị có bao giờ trông thấy mặt trời mọc lên xua đuổi bóng tối tăm đi chưa? Đấy mới đúng chính xác những gì Chúa Jêsus đã đến để lo liệu. Đừng nghĩ tới Lễ Giáng sinh nhiều như một con trẻ đang nằm trong máng cỏ nữa. Hãy suy nghĩ về Lễ Giáng Sinh giống như cảnh mặt trời thương xót của Đức Chúa Trời mọc lên vậy!
4. “Mặt trời" hay Mặt Trời Mọc, Chúa Jêsus đã đến để "soi sáng cho những ai ngồi trong bóng tối tăm và miền sự chết”, Ngài đã đến đặng "đưa chơn chúng tôi đi đường bình an…" nghĩa là "hoà thuận lại với Đức Chúa Trời". Roma 5.1 chép: "Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta".
C. Phần kết luận bài ca của Xachari (câu 80).
"Vả, con trẻ ấy lớn lên", chương trình của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm. Chúng ta không ca hát vì lời truyền khẩu, chúng ta ca hát vì cớ "Mặt Trời" đã chiếu vào đời sống của chúng ta!!!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét