Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

Hãy Nhớ Đến Các Phép Lạ



“NHỚ ĐẾN CÁC PHÉP LẠ!”
Thi thiên 77.1-20
PHẦN GIỚI THIỆU. Có còn nhớ hết những nỗi sợ khác thường mà quí vị đã có khi còn ấu thơ không? Tại sao chúng ta lại có những nỗi sợ kỳ quặc như thế kìa? Những việc giống như bóng tối kia ... quí vị biết đấy, có người quái đản từng sống ở đó! Hay, thỉnh thoảng con người quái đản ấy đi lên lầu rồi ẩn mình dưới giường ngủ của quí vị hoặc nấp trong tủ đứng ở đàng kia kìa! Dĩ nhiên là trẻ con có những nỗi sợ đối với nhiều thứ khác nhau vì chúng chẳng có ý niệm gì từ lịch sử để làm vơi bớt các nỗi sợ hãi đó! Là người lớn, chúng ta học biết rằng những lo sợ nầy chẳng có tác dụng gì hết vì lịch sử cuộc đời của chúng ta chứng minh cho chúng ta thấy rằng chẳng có một con người quái đản nào tồn tại cả!
Các thứ bịnh tật đang cướp mất khỏi người lớn nhiều ký ức trong quá khứ của họ, chúng để lại nơi họ nhiều đớn đau và chứng hoang tưởng, họ sống giống như một đứa trẻ nhỏ. Khả năng nhớ cung ứng phương hướng cho đời sống chúng ta trong hiện tại và cho tương lai.
Việc nhớ đến các phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm ra cho nhiều người khác cũng như những phép lạ mà Ngài đã làm ra cho chúng ta sẽ giúp thiết lập một sự ăn ở vững vàng và lành mạnh hơn với Đức Chúa Trời trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chúng ta có khuynh hướng tách ra khỏi Đức Chúa Trời nếu chúng ta có thể nhớ lại sự vùa giúp rất thành tín của Ngài trong những thời quá khứ.
I. ĐỊA ĐIỂM CỦA TAI VẠ (77.1-9).
A. Đau khổ khôn nguôi (77.1-2).
1. Asáp đã nếm trải một số thử thách rất lớn và ở đây ông đang nhớ lại thể nào thử thách ấy chạm đến ông và đức tin ông đặt nơi Đức Chúa Trời.
a. Asáp là một trong những nhạc trưởng trong thời của David.
b. Một số điều rắc rối đã bước vào đời sống ông và đánh hạ ông xuống thấp, dù ông là một lãnh đạo của dân sự Đức Chúa Trời, ông đã có một thời vất vả lo phục hồi đức tin mình trước sự cố nầy!
2. Đây không phải là lần vật vã đầu tiên mà Asáp đã cảm nhận, hãy chú ý trong Thi thiên 73 ông đang nói đến việc trượt ngã với đức tin của mình!
3. Cũng hãy chú ý Thi thiên 74.9: “Chúng tôi chẳng còn thấy các ngọn cờ chúng tôi; …chúng tôi cũng chẳng có ai biết đến chừng nào?”
a. Asáp vốn biết rõ nỗi thất vọng và tác dụng của nó trên đức tin của ông!
b. Ngay cả người giỏi nhất trong dân sự của Đức Chúa Trời cũng nếm trải đau khổ nhọc nhằn trong đời sống của họ. Những việc mà họ không thể giải thích hay phục hồi lại đức tin nơi một Đức Chúa Trời nhơn lành!
4. Hãy chú ý phần mô tả của Asáp về cách thức thử thách nầy thể nào đã tác động lên ông.
a. Ông ám chỉ rằng Đức Chúa Trời không còn lắng nghe ông nữa.
b. Ông nói tới những kiệt lực về mặt thuộc thể. “Tôi giơ thẳng tay lên không mỏi”.
c. Ông nhắc tới tình trạng bất an, đêm không ngủ được: “ban đêm … linh hồn tôi không chịu an ủi”.
5. Dù là thử thách nào, nó đã tạo ra một cấp độ đau đớn nơi thể xác hay làm cho lý trí phải rối động!
a. Loại thử thách nầy tạo ra một trong hai loại phản ứng tiêu cực.
b. Một là tỏ ra giận dữ, hoặc một nỗi lo sợ run rẩy làm cho tê liệt.
MINH HOẠ. Giống như loài ngựa hoang hay hoảng hốt, chúng sẽ phản ứng bằng một hay hai cách thức khi chiếc yên ngựa lần đầu tiên đặt trên lưng chúng, chúng sẽ giận dữ nhảy dựng lên tỏ thái độ với người nào đặt chiếc yên trên lưng chúng, chúng khịt mũi nỗi giận suốt thời gian ấy hoặc chúng sẽ ngồi im lặng và run rẩy sợ hãi, quá run sợ đến nỗi không cử động nữa. Chúng không hiểu việc gì sẽ xảy ra và chúng chỉ nghĩ rằng mình đang ở trong mối nguy hiểm chết chóc thôi! -- Nguồn vô danh
B. Bi quan yếm thế (77.3-9).
1. Asáp càng suy nghĩ đến thử thách của mình, ông càng nhớ đến những cảm xúc khi đau khổ, và vì thế ông càng bi quan yếm thế thêm!
a. Giờ đây ông không thể ngủ hay nói năng chi được cả, tự thương hại lấp vào đấy khi nghĩ tới những ngày xưa hoàng thị!
b. Ông bắt đầu nhớ lại, nhưng ông đang nhớ đến những việc không đúng!
2. Ông đang nhớ đến tình trạng phước hạnh trước kia của mình, nhưng KHÔNG nhớ đến những lý do để được phước như thế, nếu ông nhớ đến những cái cớ để có được tình trạng ơn phước ấy, ông sẽ không tự thương hại mình như thế đâu!
a. Ông đã nhớ đến “những bài hát trong ban đêm” – được đem đối chiếu ở đây khi ông không ngủ được phù hợp với sự thử thách đau đớn mà ông đang rơi vào đó!
b. Loại nhớ nầy chỉ dẫn tới thất vọng, khi đối chiếu các cảm xúc vui mừng trước đây với việc thiếu vui vẻ trong hiện tại. Ông sẽ sống mỹ mãn hơn khi nhớ đến NHỮNG CÁI CỚ có được niềm vui trước đó và không chỉ có cảm nhận nó!
c. Chỉ nhớ đến những cảm xúc của ngày hôm qua thay vì những lý do tại sao chúng ta cảm thấy vui vẻ chỉ dẫn tới đau khổ mà thôi, với kết quả của một đời sống bi quan yếm thế, khi nhớ lại những lý do sẽ dẫn tới các liệu pháp!
(1. Những trường hợp nhớ nhung thất vọng như thế nầy đang khởi sự với: “Tôi nhớ mình thường được phước lắm, nhưng giờ đây...”
(2. Hay: “Tôi không thể chịu được như thế nầy đâu, trước đây tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều”.
3. Nếu Asáp hướng sự chú ý của mình vào các lý do mà ông được phước trước đây, ông sẽ nhớ lại sự nhơn từ của Đức Giêhôva, việc nầy sẽ dẫn ông tới một con đường khác hơn là bi quan yếm thế!
a. Có quá nhiều thời gian tốn vào việc bàn bạc với người ta cứ lo khám phá ra “cảm xúc” – chúng ta cần phải khám phá “những lý do” dẫn tới những tình trạng chẳng đặng đừng của chúng ta.
b. Chúng ta cảm thấy như thế nào thì không quan trọng nhiều cho bằng tại sao chúng ta cảm thấy!
MINH HỌA. Có nhớ con người kỳ cục ấy không? Quí vị không thể giúp cho một đứa trẻ bỏ đi những cảm giác sợ hãi trừ phi quí vị cung ứng cho nó những lý do để đừng sợ hãi, chỉ nói với chúng “đừng sợ” sẽ không nhằm nhò gì đâu. Quí vị phải đi vào tận nền với chúng, hãy nhìm vào dưới giường và trong tủ đứng. Hãy cung ứng những lý do để không sợ hãi ngay cả khi sợ hãi không chịu lìa khỏi đó tức thì, những lý do sẽ giúp chúng thắng hơn nỗi sợ đúng lúc – Nguồn vô danh
II. NƠI ĐÁNG TIN CẬY (77.10-15).
A. Các thành tích của Đức Chúa Trời (77.10-12).
1. Hãy chú ý suốt con đường dẫn lên tới chỗ nầy trong Thi thiên 77, quí vị đọc đi đọc lại các chữ “Tôi” .
a. Giờ đây, có phần nhấn mạnh ở chỗ từ “tôi” đến “Ngài” (Đức Giêhôva).
b. Đây là bước tích cực dành cho Asáp, bỏ cái “tôi” làm tiêu điểm đi và trở lại với Đức Chúa Trời!
c. Ông đang đưa ra một sự thay đổi rất quan trọng, từ chỗ nhắm vào CÁCH MÀ ÔNG CẢM NHẬN đến chỗ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ LÀM!
2. Chính chỗ nhấn mạnh nầy đưa ông trải từ chỗ thất vọng đến sự giải cứu!
3. Asáp sẽ không nếm trải thử thách nầy theo một cách vững vàng nếu ông không nhớ đến các phép lạ giải cứu của Đức Chúa Trời trước kia, nếu ông chỉ trụ lại nơi cảm xúc của mình ông sẽ mòn mỏi ở trong chúng!
a. Sợi dây đắc thắng cùng các phép lạ trong quá khứ khiến cho chúng ta càng lúc càng mạnh mẽ thêm – NẾU CHÚNG TA KHÔNG QUÊN CHÚNG!
b. Việc nhớ lại “các việc làm” của Đức Chúa Trời trong quá khứ cất bỏ những cảm xúc và đặt lý trí của ông vào mọi thành tích của Đức Chúa Trời, đây là chỗ an toàn nhất phải bước vào trong một cơn thử thách!
MINH HOẠ. Ray Steadman (nhà văn và là Mục sư Cơ đốc) đã nhớ lại thời điểm ông cùng đi chơi với vợ con của mình. Susan, con gái ông bị sốt nhẹ vào đêm hôm trước khi họ ra đi, nhưng dường như không sao, nó vẫn có thể đi chơi vào ngày hôm sau. Khi họ đi ngang qua vùng nông thôn, Susan thình lình làm kinh, hai mắt nó lộn ngược trong tròng mắt, đột nhiên nó bị sốt rất cao. Steadman thấy lòng mình sợ hãi và đạp nhanh chân ga. Sau khi nhìn thấy nông trại nhỏ ở đàng xa, ông ẳm lấy đứa con gái và chạy ùa vào nhà. Khi ấy mới có 6 giờ chiều. Và ông gõ cửa. Một phụ nữ xuất hiện nơi cửa và Steadman mau mắn hỏi: “Tôi có thể dùng bồn tắm của bà để đặt con gái tôi vào nước ấm trong khi tôi gọi xe cứu thương không!?!” Người phụ nữ kia ý thức được tình trạng, nên mau chóng giúp đỡ, bà ta chỉ ngay lối đi vào phòng tắm. Mọi sự chuyển biến tốt, và sau đó họ khám phá ra đây chỉ là một nông trại nhỏ cách đó vài dặm và có một bồn tắm. Đức Chúa Trời đã dẫn họ đến đúng chỗ đúng giờ, một phép lạ để cứu lấy Susan. Khi ấy, họ chỉ biết có sợ hãi, giờ đây họ biết rõ thể nào Đức Chúa Trời đã cứu lấy con cái của họ, ngay khi chúng ta không nhận rõ lúc bấy giờ. Đức tin của họ giờ đây vững vàng hơn trước đó, khi họ nhớ tới các việc làm của Đức Chúa Trời! – Nguồn vô danh
4. Asáp bắt đầu đếm lại nhiều phép lạ trong kinh nghiệm của ông và của nhiều người khác nữa trong quá khứ!
a. “Nhưng tôi sẽ nhớ lại các năm về tay hữu của Đấng Chí Cao”.
b. “...Nhớ đến các phép lạ của Ngài khi xưa”.
c. “Suy gẫm những việc làm của Ngài”.
5. Đây là chức năng chính của KINH THÁNH, ghi lại các phép lạ của công việc Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta không thể và không quên được!
a. Đây là lý do tại sao các bài giảng là quan trọng, thậm chí khi ấy chúng cũng không có dạy dỗ điều chi mới, chúng không cần lúc nào cũng nhắc chúng ta về việc làm tốt của Đức Chúa Trời!
b. Chúng ta cũng có khuynh hướng rất mau quên, chúng ta cần phải thường xuyên là những kẻ nhắc nhớ lại việc làm của Đức Chúa Trời luôn!
c. Không những đây là lịch sử của chính chúng ta; chúng ta cần phải nhớ tới lịch sử của nhiều người khác nữa. Vai trò là một chi thể trong một mối tương giao của Hội thánh đang trưởng dưỡng điều nầy!
d. Israel thường dựng lên những đài kỷ niệm, các nghi thức, những đống đá, v.v… để giúp cho họ và con cháu của họ phải nhớ đến những gì Đức Chúa Trời đã làm cho họ! Giống như chúng ta đang làm trong các buổi thờ phượng thông công mỗi tháng, để ghi nhớ vậy.
6. Hãy nhớ những điều Đức Chúa Trời đã làm trong quá khứ cung ứng cho chúng ta lòng dạn dĩ cho hiện tại và sự trông cậy cho tương lai!
a. Người nào không nhớ sẽ bị định cho phải nhắc lại quá khứ!
b. Cuộc phấn đấu của chúng ta sẽ ít đi khi chúng ta nhớ đến sự thành tín của Đức Chúa Trời cứu giúp từ quá khứ!
B. Bổn tánh của Đức Chúa Trời (77.13-15).
1. Giờ đây, tiêu điểm của ông đang đặt nơi Đức Chúa Trời, chớ không đặt vào chính mình ông nữa. Ông đang hướng thẳng vào con đường đồng đi với Đức Chúa Trời, đấy là mục tiêu chhính!
MINH HOẠ. Nhà nông kia đương dạy con trai mình cách cày cấy. Đứa con hỏi: “Cha ơi, làm sao con cày một đường thẳng được chứ?” Cha nó bảo nó tìm một vật ở khoảng cách xa giống như con bò đang nằm ở cuối thửa ruộng và nhắm vào đấy. Người cha bỏ đi, và mấy giờ đồng hồ sau ông quay trở lại thì thấy thửa ruộng đã cày xong, đường cày thì xéo xẹo, không ngay ngắn gì hết! Khi ông hỏi con trai mình có chuyện gì xảy ra, nó đáp: “Con thấy con bò nó cứ đi hoài hà, cha ơi!” Quí vị có thể cày một đường thẳng khi bền đỗ ngắm theo đối tượng mà quí vị đang nhắm vào luôn! Hãy nhắm vào Đức Chúa Trời, Ngài không hề chao đảo và quí vị sẽ luôn luôn đi đường thẳng! – Nguồn vô danh
2. Suy nghĩ về sự cứu giúp rất thành tín của Đức Chúa Trời khiến cho ông phải nghĩ tới bổn tánh thành tín của Ngài.
a. Suy nghĩ về các phép lạ thành tín của Đức Chúa Trời khiến cho ông tán thưởng bổn tánh thành tín của Đức Chúa Trời.
b. Đây là mục đích của các phép lạ, giúp chúng ta biết kính sợ và tán thưởng Đức Chúa Trời, kêu gọi sự chú ý đến quyền phép và tình yêu thương của Ngài.
c. Các phép lạ cũng là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời cứu chuộc dân sự Ngài, chớ không phải là biểu diễn xuông đâu! (77.15).
3. Các thuật sĩ tài ba của con người có thể làm giống một số phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm qua Môise ... nhưng họ đã chạy tới chỗ cùng đường khi Đức Chúa Trời cứ tiếp tục các tai vạ lạ lùng! Chẳng có một Đức Chúa Trời nào khác giống như Đấng mà chúng ta đang phục sự!
a. Lý trí của Asáp giờ đây liên tục hướng vào sự suy gẫm về quyền phép và sự thành tín của Đức Chúa Trời – kết quả, ấy là thất vọng đang biến mất và cũng một thể ấy đối với đại danh từ “Tôi”... giờ đây hết thảy những gì ông nói đều là “NGÀI” hết!
b. Tiêu điểm nhắm vào Đức Chúa Trời thay đổi toàn bộ bản chất lời than vản và đau khổ của ông.
c. Khi ông nhớ lại các phép lạ từ quá khứ, của Israel và của bản thân ông, ông được nâng cao lên khỏi hố sâu thất vọng để khám phá ra sự trông cậy một lần nữa cho hiện tại và tương lai.
4. Đức Chúa Trời vẫn còn làm nhiều phép lạ cho dân sự Ngài, Ngài không hề thay đổi!
MINH HOẠ. Billy Graham thuật lại một câu chuyện nói về người bạn có tên là John Paton, một vị giáo sĩ cho đảo quốc New Hebrides. Paton đã chuyển đến đó đặng rao giảng Tin lành cho một bộ tộc nhưng chẳng được tiếp nhận gì hết, một tối kia những kẻ bản xứ có ý thù nghịch vây quanh nơi tạm trú của ông, họ dự định đốt bỏ nó cùng với ông và gia đình ông trong đó! Vợ ông cùng với ông cầu nguyện thâu đêm, không biết khi nào thì ngọn lửa sẽ được nhóm lên. Sáng ngày ra, họ lấy làm ngạc nhiên khi thấy người dân bản xứ, những kẻ đã ở lại gần đó suốt cả đêm, thình lình họ bỏ đi. Một năm sau, vị tù trưởng của bộ tộc ấy đã trở lại đạo với Đấng Christ và Paton nhớ lại cái đêm kinh khủng, sau cùng đến hỏi thăm viên tù trưởng điều chi đã xảy ra đêm hôm ấy, điều chi đã khiến cho người của ông ta không thiêu đốt họ khi họ đã ở lại suốt cả đêm và rồi bỏ đi vào sáng hôm sau. Viên tù trưởng đáp lại trong sự kinh ngạc, ông ta hỏi: “Những kẻ đã ở đó với ông là ai vậy?” Paton đáp rằng ông chẳng có người nào ở quanh nơi ở cả, chỉ có vợ cùng với ông mà thôi. Viên tù trưởng bàn luận với ông, nói rằng người của ông đã nhìn thấy có rất nhiều người, những người cao lớn với áo xống sáng láng đứng ở khắp nơi quanh trại với gươm lưỡi chói loà trong tay họ, họ đã vây quanh trại, vì vậy người của viên tù trưởng rất sợ không dám tấn công, họ đã đợi suốt đêm nhưng những người cao lớn kia trong áo xống sáng loà đã ở lại suốt cả đêm, sau cùng đến sáng người của ông đã quyết định họ không thể tấn công và họ đã bỏ đi. Khi ấy Paton mới nhận ra phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm để bảo hộ ông cùng với vợ ông! – Nguồn vô danh
III. NƠI ĐẮC THẮNG (77.16-20).
A. Quyền phép của Đức Chúa Trời (77.16-19).
1. Không có điều chi mà Đức Chúa Trời không thể làm được, tất cả mọi phần tử trong thiên nhiên đều đáp ứng theo ý muốn của Ngài, đây là quan điểm của Asáp trong mấy câu Kinh thánh nầy.
2. Người nào có Đức Chúa Trời có mọi sự, chẳng phải thêm một điều gì theo sau Ngài – Ngài là “Anpha và Ômêga” (từ “A đến Z” – các âm đầu và cuối trong mẫu tự tiếng Hy lạp là Alpha và Omega) có ý nói Đấng Christ là đầu tiên và cuối cùng!
3. Mọi sự chúng ta cần đều được thấy có trong Đấng Christ!
MINH HOẠ. Hãy tưởng tượng số chữ cần có để viết ra quyển thứ ba mươi trong bộ Tự điển bách khoa Britannica xem! Để viết ra mọi sự chúng ta biết phải tốn đến hàng triệu triệu chữ, nhưng điều đáng kinh ngạc ấy là tất cả thông tin nầy chúng ta biết và tất cả tri thức về tương lai chỉ võn vẹn được làm nên từ 26 mẫu tự mà thôi! Các tác giả không vượt quá 26 mẫu tự để thâu thập tuyễn tập tri thức khỗng lồ đó, 26 mẫu tự nầy đã cung ứng mọi sự mà họ có cần, và sẽ còn cần đến nữa! Đây là Chúa Jêsus, Đấng được gọi là “ALPHA và OMEGA” âm đầu và cuối trong mẫu tự tiếng Hy lạp, mọi sự chúng ta có thể biết và có đều được thấy ở trong Ngài, chẳng phải thêm một điều gì nữa cả! – Nguồn vô danh
4. Tất cả các phần tử đều đáp ứng theo Đấng Christ, Ngài là Chúa Tể của muôn vật!
a. Vì Ngài là Chúa Tể của muôn vật, luôn luôn có sự trông cậy cho chúng ta là con cái của Ngài, là những kẻ biết Chúa sẽ làm gì? Chúng ta có quyền tự do đến với Ngài để cầu xin!
b. Vì lẽ đó tình huống vô vọng nhất luôn luôn có hy vọng vì quyền phép của Đức Chúa Trời không thể bị xem thường được!
B. Dân sự của Đức Chúa Trời (77.20).
1. Trong khi Đức Chúa Trời có thể trực tiếp làm ra những việc lạ lùng, thực sự Ngài nhiều lúc cũng sử dụng con người làm một phần trong các phép lạ ấy!
a. Ở đây Asáp nhắc nhở rằng quyền phép lạ lùng của Đức Chúa Trời đã giúp họ băng qua Biển Đỏ và các phép lạ siêu nhiên khác nữa, nhưng
b. Đức Chúa Trời cũng đã ban cho họ Môise và Arôn, hai người đến phục vụ cho họ!
2. Các phép lạ thường bao gồm con người là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời!
a. Những việc như chữa lành, nhiều lúc Đức Chúa Trời sẽ sử dụng bác sĩ, y tá và nhiều người khác nữa là một phần trong phép lạ!
b. Đừng loại bỏ bất cứ đường lối nào mà Đức Chúa Trời đã chọn, Ngài có thể sử dụng ai đó với một ân tứ về tài chính chẳng hạn, v.v…
3. Trong khi chúng ta cầu nguyện xin một phép lạ như mở ra một phương tiện Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để tiếp nhận câu trả lời, kể cả sự sử dụng con người, điều nầy đôi khi giúp cho Tin lành được rao giảng qua cách sử dụng con người!
MINH HOẠ. Đúng thời điểm một trường trung học cắt ngân sách chi cho vận động viên ở trường nội thành tại thành phố Chicago. Hội thánh ở đường Lasalle đã bước vào để giúp đỡ cho trường học, một thành viên trong Ban chấp sự của Hội thánh Tin lành nầy đã dẫn dắt đội bóng rỗ của trường vượt qua tất cả các trận đấu của họ, và bữa tiệc chiêu đãi vận động viên của đội đã được sửa soạn và được dọn tại Hội thánh đãi trường học khi cả hai khoản đều bị hủy bỏ khi ngân sách bị cắt. Sau mùa giải kết thúc, các cầu thủ đến dự kỳ trại Cơ đốc ở Colorado, ở đây mỗi đứa trẻ thuộc đội bóng của trường đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ làm Chúa của chúng. Phần làm chứng sống động của Hội thánh và dân sự từ Hội thánh, là những người biết quan tâm đã có cái chạm rất lớn đối với học đường cùng các vận động viên, điều nầy dẫn tới chỗ mỗi người trong số họ đều đã được cứu! – Nguồn vô danh
4. Đức Chúa Trời có thể sử dụng quí vị vào một thời điểm nào đó làm một phần của phép lạ cho ai đó hay quí vị sẽ là một phép lạ cho họ.
a. Đức Chúa Trời vẫn còn rất năng động trong các phép lạ.
b. Chỉ hãy nhớ đến chúng, và những người từ quá khứ!
PHẦN KẾT LUẬN. Trông cậy vào tương lai rất là khó nếu không có những ký ức từ quá khứ! Đức Chúa Trời không hề thay đổi, cũng chính một Đức Chúa Trời ấy, Ngài đã làm nhiều phép lạ trước khi có thể làm ra nhiều phép lạ hôm nay! Thành tích của Đức Chúa Trời trong quá khứ cung ứng cho chúng ta sức lực trong hiện tại, và hy vọng trong tương lai. Các phép lạ giữ sự trông cậy trong các tình huống vô vọng nhất. Nếu chúng ta không nhớ đến các phép lạ trong quá khứ, chúng ta sẽ bị định cho phải thất vọng cả bây giờ và ngày mai, phải chắc nhớ đến các phép lạ đấy!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét