Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

Hạng Người Chân Chính Là Hạng Người Đã Được Thay Đổi



HẠNG NGƯỜI CHÂN CHÍNH LÀ HẠNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC THAY ĐỔI
Bài 1 – Câu chuyện nói về Phaolô – Công vụ Các Sứ Đồ 9
(Đây là phần bố cục và những câu hỏi tôi thường dạy dỗ khi nghiên cứu Kinh Thánh về hạng người nầy).

 “Chân chính” hay “đáng tin” có nghĩa gì?
 Tại sao Cơ đốc nhân là “chân chính”?
 Một số nhân vật trong Kinh Thánh nào là “chân chính”?
 Các nhân vật trong Kinh Thánh như thế nầy có thể giúp gì được cho chúng ta?

Chúng ta đang khởi sự một loạt bài học về “hạng người chân chính”và sẽ nghiên cứu đời sống của các nhân vật trong Kinh Thánh, họ có thể giúp đỡ chúng ta vì họ là hạng người “chân chính”.

 Chúng ta tìm kiếm những sự thay đổi nào khi có người tuyên xưng đức tin nơi Đấng Christ?
 Trong tất cả những người quí vị thấy họ đến với Đấng Christt, ai là người thay đổi nhiều nhất?
 Tại sao chúng ta phải đặt phần nhấn mạnh về sự “thay đổi” cho một Cơ đốc nhân? II Côrinhtô 5.7

Một trong những người được thay đổi nhiều nhất xuất hiện trong Kinh Thánh là Sứ đồ Phaolô. Sự thay đổi gây ấn tượng sâu sắc trong đời sống ông xứng đáng cho sự tra xét.

PHAOLÔ, NGƯỜI THEO TRUYỀN THỐNG – Philíp 3.3-6
 Một người theo truyền thống là người như thế nào?
 Phaolô một người theo truyền thống ra sao trước khi ông gặp gỡ Đấng Christ?
 Phaolô nương vào điều gì để có được sự sống đời đời?
 Tại sao Phaolô đã sai lầm?

PHAOLÔ, KẺ GÂY KINH HÃI – Công vụ Các Sứ Đồ 7.58, 8.3, 9.1-2
 Êtiên bị ném đá và Phaolô giữ áo xống. Điều nầy có nghĩa gì?
 Tại sao quí vị nghĩ Phaolô quá cứng rắn chống lại các Cơ đốc nhân?
 Công vụ Các Sứ Đồ 9.2 cho quí vị biết gì về thái độ hay tình trạng tâm trí của Phaolô?

PHAOLÔ, KẺ BỊ KINH HÃI – Các câu 3-9
 Điều chi đáng lưu ý về sự hiện ra của Chúa với Phaolô?
 Tại sao Phaolô đã hoảng sợ như thế?
 Phải chăng Đức Chúa Trời từng “gây lo sợ” cho người ta hôm nay để họ đưa ra quyết định? Có phải chúng ta sử dụng sợ hãi làm một phương tiện để thuyết phục người ta rằng họ cần phải tin cậy Đấng Christ làm Cứu Chúa? Giuđe 1.22-23
 Có phải Đức Chúa Trời từng gây sợ hãi cho quí vị để quí vị đưa ra quyết định không?
 Các câu 6-7 cho biết điều gì khiến Phaolô phải tin theo Đấng Christ? Ngày nay niềm tin có thể biểu lộ ra cùng một cách như thế không?

PHAOLÔ, NGƯỜI ĐƯỢC BIẾN ĐỔI – Các câu 10-18, Philíp 3.7-9
Tại sao Anania ngần ngại không muốn gặp Phaolô?
Đáp ứng của Chúa trong các câu 15-16 cho quí vị biết gì về mọi dự tính của Đức Chúa Trời dành cho các tân tín hữu? Xem Êphêsô 2.10.
Biểu lộ nào cho thấy Anania tin Phaolô đã được thay đổi?
Phép báptêm của Phaolô chỉ ra điều gì? Tại sao tín đồ chịu phép báptêm là quan trọng?
Câu nói của Phaolô ở Philíp 3.7-9 có tầm quan trọng như thế nào?

PHAOLÔ, NGƯỜI CÓ TÀI DẠY DỖ – Galati 1.15-18
Mathiơ 28.20 – “và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi…”
Có gì đặc biệt về sự học hỏi mà Phaolô đã có sau khi được cứu? Tại sao Đức Chúa Trời lại chọn một phương pháp đặc biệt như thế đối với Phaolô?
Một tân tín hữu cần phải khao khát điều gì? Tại sao?
Chúng ta phải giúp đỡ cho các tân tín hữu như thế nào?
Có gì đáng buồn về các tín hữu khi họ già dặn hơn? II Phierơ 3.18
PHAOLÔ, CHỨNG NHÂN – Các câu 18-22
Tại sao người ta lấy làm lạ khi Phaolô làm chứng cho Đấng Christ?
Tại sao sự làm chứng công khai của Phaolô là cần thiết?
Tại sao sự làm chứng của tân tín hữu là quan trọng?
Xem Roma 10.9-10.

PHAOLÔ, MỤC TIÊU – Các câu 23-28
Của người Do thái – Các câu 23-25
Điều chi khiến cho sự Phaolô bị bắt bớ ra mỉa mai?
Có thể nào chúng ta sẽ hứng chịu cùng một phản ứng như thế không? II Timôthê 3.12

Của Cơ đốc nhân – Các câu 26-28
Liệu quí vị sẽ nghi ngờ Phaolô chăng? Tại sao?
Điều nầy cho chúng ta biết điều gì về đáp ứng của chúng ta đối với các tân tín hữu?
Liệu chúng ta có nên xử sự giống như Banaba không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét